Chì tiếp cận cơ thế như thế nào?

Chì tiếp cận cơ thế như thế nào?

Chúng ta đã biết chì vô cùng độc hại và có mặt ở xung quanh ta với nồng độ ngày một cao. Vậy chì tiến vào cơ thể rồi phân bố ra sao? Trong bài viết này, Doctor B&H sẽ giải đáp những câu hỏi đó.

 

  • Hiểm họa từ chì – kẻ sát nhân luôn “rình rập” sức khỏe. Link: https://bit.ly/34rmN0F 
  • Chì “ẩn mình” ở đâu xung quanh ta? Link: https://bit.ly/2Yvcd4X 

 

1, Chì tiến vào cơ thể qua những đường nào?

 

Qua đường hô hấp: từ không khí, khói bụi có chì. Do diện tích tiếp xúc ở đường hô hấp và thể tích khí hít thở cho một đơn vị cân nặng ở trẻ lớn hơn người lớn, đồng thời không khí ở gần mặt đất có nồng độ chì cao hơn nên trẻ em sẽ tiếp xúc với các chất độc trong khí thở nhiều hơn. Tốc độ lắng đọng chì ở phổi trẻ em cũng cao gấp 2,7 lần so với người lớn.

 

Qua đường tiêu hóa: khi ăn uống mà không rửa tay hoặc để các đồ vật có chì tiếp xúc với miệng (với trẻ em). Trẻ em hấp thu 40-50% lượng chì trong thức ăn trong khi người lớn chỉ hấp thu 10-15%. Chế độ ăn thiếu dinh dưỡng, đặc biệt thiếu các ion như sắt, canxi, kẽm… sẽ thúc đẩy quá trình hấp thụ chì qua đường tiêu hóa. 

 

Chì có thể xâm nhập cơ thể qua đường tiêu hóa

 

Qua da: tuy kém hơn so với đường hô hấp và tiêu hóa nhưng khi tiếp xúc lâu dài qua da, con người cũng sẽ có nguy cơ nhiễm độc chì. Ô xít chì (thường gặp ở dạng hồng đơn, được dùng trong các thuốc nam lưu hành bất hợp pháp) hấp thụ dễ dàng qua da. 

 

Qua nhau thai: chì có thể qua nhau thai nên mẹ bị ngộ độc chì thì con cũng vậy. Nồng độ chì trong máu của con bằng 80% nồng độ chì trong máu mẹ. 

 

  • Độc tố đến từ đâu? Link: https://bit.ly/3krQpQT   
  • Con đường độc tố xâm nhập vào cơ thể chúng ta. Link: https://bit.ly/33CmGyH  

 

2, Chì phân bố trong cơ thể ra sao?

 

Sau khi được hấp thụ vào máu, ít nhất khoảng 99% lượng chì gắn với hồng cầu. Về lâu dài, chì tập trung chủ yếu ở xương, đặc biệt ở vỏ xương. Ở người lớn, 95% lượng chì của cơ thể ở xương, trong khi ở trẻ em là 70%. Chì tích lũy ở xương trong suốt cuộc đời, bắt đầu ngay từ khi là bào thai. Chì tích luỹ ở răng, đặc biệt ngà răng trẻ em. Đây là nguyên nhân gây ngộ độc kéo dài và rất tốn thời gian để điều trị. Chì ưu tiên tập trung ở các chất xám của não và tủy sống, đặc biệt nguy hiểm khi tích lũy trong hệ thần kinh trung ương.

 

Chì tích lũy trong chất xám của não 

 

Lượng chì hấp thụ vào cơ thể nếu không được giữ lại thì sẽ đào thải chủ yếu qua nước tiểu (khoảng 65%) và qua mật (khoảng 35%), một lượng rất nhỏ qua mồ hôi, lông tóc và móng. 

 

Có thể thấy kim loại nặng nói chung và chì nói riêng đã, đang và sẽ đe dọa đến sự khỏe mạnh của con người. Vì vậy, đào thải kim loại nặng ra khỏi cơ thể chính là cách tốt nhất để duy trì sức khỏe. Trong số những cách thức thải độc, Doctor B&H xin giới thiệu một liệu pháp thải độc đặc biệt với hiệu năng cao đến từ Nhật Bản mang tên God-Cleaner Gold. Máy thải độc God-Cleaner Gold được nghiên cứu và hoàn thiện bởi Dr. Kenji Tazawa – Giáo sư, Tiến sỹ, Bác sỹ của Đại học Toyama Nhật Bản. Đây là máy thải độc được ngành Y tế Nhật Bản công nhận có tác dụng đào thải nhiều loại độc tố, đặc biệt là kim loại nặng, vô cùng hiệu quả.

 

  • God-Cleaner Gold – Liệu pháp thải độc hiệu năng cao đến từ Nhật Bản Link: https://bit.ly/30Lvv7   

 

Chúng tôi cam kết sẽ luôn nỗ lực đem đến những dịch vụ và sản phẩm tốt nhất giúp chăm sóc sức khỏe cho bạn và gia đình một cách toàn diện.

 

Đọc thêm những bài viết tương tự:

  • Chất độc “tàn phá” cơ thể ra sao? Link: https://bit.ly/33VoZxd     
  • Kim loại nặng – “Kẻ thủ ác vô hình” đối với sức khỏe. Link: https://bit.ly/3h0xk6e  
  • Cảnh báo nhiễm độc thiếc hữu cơ – Căn bệnh lạ chết người. Link: https://bit.ly/3hpbwl2   

 

Địa chỉ: 96 Trấn Vũ, Ba Đình, Hà Nội

Văn phòng: (024)66666059

Hotline: 0868006611

Email:  

Website: doctorbh.vn 

Facebook Twitter Google-plus Instagram