Cơ chế chuyển hóa độc tố của cơ thể

Cơ chế chuyển hóa độc tố của cơ thể

Mỗi cơ thể đều có sẵn chức năng đào thải độc tố tự nhiên. Hiệu quả của quá trình này phụ thuộc vào cơ chế chuyển hóa chất độc, đặc biệt là hoạt động của các enzyme. Hãy cùng Doctor B&H tìm hiểu về cơ chế đặc biệt này nhé.

 

  • Độc tố đến từ đâu? Link: https://bit.ly/3krQpQT  
  • Con đường độc tố xâm nhập vào cơ thể chúng ta. Link: https://bit.ly/33CmGyH  

 

1, Vai trò của quá trình chuyển hóa độc tố

 

Độc tố được coi là những chất lạ không thể dung nạp vào cơ thể và phải bị thải trừ. Chúng thường là những phân tử tan được trong mỡ, không bị ion hoá nên dễ thấm qua màng sinh học, xâm nhập vào tế bào và tồn đọng trong cơ thể. Muốn thải trừ những chất này phải chuyển hoá chúng thành các phân tử có cực, dễ bị ion hoá, ít tan trong mỡ, khó gắn vào protein và tế bào, từ đó tan trong nước nên dễ bị thải trừ (qua nước tiểu, phân…).

 

  • Chất độc “tàn phá” cơ thể ra sao? Link: https://bit.ly/33VoZxd  
  • Cảnh báo nhiễm độc thiếc hữu cơ – Căn bệnh lạ chết người. Link: https://bit.ly/3hpbwl2   

 

2, Các enzyme chính xúc tác quá trình chuyển hoá chất lạ

 

Quá trình chuyển hóa có thể xảy ra ở một số nơi trong cơ thể với xúc tác của một số enzyme sau:

– Hệ men oxy hóa có chức năng hỗn hợp (MFO – Microsomal mixed Function Oxidase): chuyển hóa các chất lạ thành các dạng khác nhau. Lưới nội mô trơn là nơi MFO khu trú và hoạt động. Đặc biệt ở gan, hoạt động của enzyme tăng lên đáng kể trong vòng vài ngày kể từ khi cơ thể phơi nhiễm với độc tố. 

– Men protease, lipase, decarboxylase: xúc tác chuyển hóa độc tố tại niêm mạc ruột.

Ngoài ra còn có esterase trong huyết thanh, vi khuẩn ruột như reductase, decarboxylase hay monoamin oxydase, decarboxylase trong hệ thần kinh trung ương.

 

Hệ vi khuẩn ruột

 

3, Các yếu tố ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa độc tố

 

  • Lượng dinh dưỡng: Thiếu chất dinh dưỡng dẫn đến thiếu các chất hóa học cần thiết cho quá trình tổng hợp enzyme hay các chất liên hợp. 
  • Nhiệt độ cơ thể: Thân nhiệt hạ thấp làm giảm hoạt tính của các enzyme microsom.
  • Chất gây cảm ứng enzyme chuyển hoá: có tác dụng làm tăng lượng và tăng hoạt tính các enzyme ở microsom gan.
  • Bệnh gan: Gan là cơ quan chuyển hóa quan trọng nhất của cơ thể. Các bệnh làm giảm quá trình chuyển hóa sinh học ở gan là xơ gan, nhiễm độc gan, carcinoma và ứ mật (sắp xếp theo mức độ ảnh hưởng) do làm giảm hoạt động của MFO.

 

Các căn bệnh về gan ảnh hưởng đến chuyển hóa độc tố

 

Vì vậy, quý khách hàng nên tích cực thực hiện những phương thức giúp thải độc cơ thể để hỗ trợ cho hệ thống thải độc tự nhiên của cơ thể đang bị quá tải. Trong số những cách thức thải độc, Doctor B&H xin giới thiệu một liệu pháp thải độc đặc biệt với hiệu năng cao đến từ Nhật Bản mang tên God-Cleaner Gold. Máy thải độc God-Cleaner Gold được nghiên cứu và hoàn thiện bởi Dr. Kenji Tazawa – Giáo sư, Tiến sỹ, Bác sỹ của Đại học Toyama Nhật Bản. Đây là máy thải độc được ngành Y tế Nhật Bản công nhận có tác dụng đào thải nhiều loại độc tố, đặc biệt là kim loại nặng, vô cùng hiệu quả.

 

  • God-Cleaner Gold – Liệu pháp thải độc hiệu năng cao đến từ Nhật Bản. Link: https://bit.ly/30Elnxo 

 

Chúng tôi cam kết sẽ luôn nỗ lực đem đến những dịch vụ và sản phẩm tốt nhất giúp chăm sóc sức khỏe cho bạn và gia đình một cách toàn diện.

 

Đọc thêm những bài viết tương tự:

  • Chì “ẩn mình” ở đâu xung quanh ta? Link: https://bit.ly/2Yvcd4X 
  • Chì tiếp cận cơ thế như thế nào? Link: https://bit.ly/3b6PGQO 
  • 9 dấu hiệu cảnh báo độc tố tích tụ trong cơ thể. Link: https://bit.ly/3bsgpre 
  • Nhận biết ngộ độc chì như thế nào? Link: https://bit.ly/3bwfqGs 

 

 

Địa chỉ: 96 Trấn Vũ, Ba Đình, Hà Nội 

Văn phòng: (024)66666059 

Hotline: 0868006611 

Email:    

Website: doctorbh.vn  

Facebook Twitter Google-plus Instagram