Có nên cho bé ăn dặm bằng bột ngũ cốc không? Cần lưu ý gì?

Ngũ cốc là loại thức ăn được chế biến từ gạo và các loại đậu khác. Ngũ cốc mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe bởi vì nó chứa nhiều chất đạm, chất xơ, khoáng chất và vitamin thiết yếu. Rất nhiều bà mẹ băn khoăn không biết nên bổ sung ngũ cốc vào thực đơn ăn dặm của trẻ hay không. Cùng theo dõi bài viết dưới đây để giải đáp thắc mắc: ”Có nên cho bé ăn dặm bằng bột ngũ cốc không” nhé.

Tuổi nào thì bắt đầu cho bé ăn dặm?

Đối với hầu hết trẻ sơ sinh, 6 tháng là độ tuổi thích hợp để bắt đầu cho trẻ ăn thức ăn đặc, có thể bao gồm ngũ cốc dành cho trẻ sơ sinh. Sữa mẹ hoặc sữa công thức sẽ tiếp tục cung cấp hầu hết chất dinh dưỡng cho bé trong 12 tháng đầu tiên.

Chờ đến độ tuổi này là rất quan trọng vì vào thời điểm này, con bạn đã phát triển nhanh hơn một phản xạ tự nhiên mà tất cả trẻ sơ sinh đều có, đó là đẩy lưỡi của chúng vào bất cứ thứ gì được đưa vào miệng. 

Có nên cho bé ăn dặm bằng bột ngũ cốc

Trên thị trường hiện nay có rất nhiều loại ngũ cốc khác nhau, đa dạng về vitamin và khoáng chất cho bé. Cho nên hầu hết các bà mẹ đều lựa chọn ngũ cốc làm một trong những bữa ăn dặm của bé trên 6 tháng tuổi.

Những dưỡng chất từ các loại ngũ cốc đóng góp lớn vào việc chăm sóc sức khỏe của trẻ, đáp ứng mọi nhu cầu dinh dưỡng để trẻ phát triển toàn diện. Vì vậy mẹ hoàn toàn có thể lựa chọn ngũ cốc để làm phong phú cho thực đơn ăn dặm của bé.

Mẹ hoàn toàn có thể đưa ngũ cốc vào thực đơn ăn dặm hàng ngày cho bé
Mẹ hoàn toàn có thể đưa ngũ cốc vào thực đơn ăn dặm hàng ngày cho bé

Khi ăn ngũ cốc ăn dặm, mẹ có thể xác định được về những thành phần dinh dưỡng mà con sẽ hấp thụ vào cơ thể. Hơn nữa, ngũ cốc rất tiện lợi và tiết kiệm hơn so với việc mua cháo hoặc thức ăn đóng gói từ các cửa hàng. Từ việc ăn ngũ cốc mẹ có thể tập dần cho trẻ thói quen ăn các bữa ăn cùng với gia đình. Ngoài ra, để làm phong phú và tránh nhàm chán khi ăn ngũ cốc, mẹ có thể bổ sung các loại hoa quả, thực phẩm tươi khác cho bé.

Cách làm ngũ cốc cho bé ăn dặm tại nhà

Mẹ có thể cân nhắc lựa chọn những loại ngũ cốc phù hợp, ví dụ như đậu nành, đậu đen, đậu xanh, đậu đỏ, mè đen,…

Các loại đậu lựa chọn những hạt chắc, bỏ những hạt lép, hỏng, rửa sạch bụi bẩn. Mè đen sàng cho sạch rồi đem đi vo trong nước sau đó để ráo.

Để tất cả các loại ngũ cốc phơi nắng cho ráo, sau đó mang đi rang cho đến khi thấy có mùi thơm, lưu ý cần rang với lửa nhỏ. Khi đã chín, tắt bếp và để nguội.

Cuối cùng mang tất cả ngũ cốc đi xay nhuyễn, lọc qua rây để đạt được bột mịn. Cứ tiếp tục lặp lại như vậy cho đến khi có được thành quả bột ngũ cốc mềm mịn.

Có thể kết hợp nhiều loại đậu, hạt khác nhau để làm phong phú bữa ăn cho bé
Có thể kết hợp nhiều loại đậu, hạt khác nhau để làm phong phú bữa ăn cho bé

Những lưu ý khi cho bé ăn dặm bằng bột ngũ cốc

– Khi chọn ngũ cốc, mẹ cần để ý về các thành phần dinh dưỡng ghi trên bao bì, đảm bảo loại ngũ cốc đó sẽ đáp ứng tốt với sở thích cũng như nhu cầu dinh dưỡng của bé.

– Tránh lựa chọn ngũ cốc chứa lượng muối, đường, và chất béo quá cao.

– Nên bảo quản ngũ cốc trong hộp kín, đồng thời tránh tình trạng tích trữ quá nhiều, trẻ ăn không kịp sẽ làm ảnh hưởng đến chất lượng ngũ cốc.

– Với loại ngũ cốc ăn liền, mẹ chỉ cần pha với nước nóng là bé có thể ăn được. Còn đối với những loại ngũ cốc tự chế biến, mẹ cần phải nấu chín trước khi cho bé ăn.

– Mẹ nên pha ngũ cốc theo hướng dẫn trên bao bì, tránh tình trạng pha quá đặc sẽ làm cho bé khó tiêu.

– Thời gian ăn dặm tốt nhất trong ngày là sau khi bé ngủ dậy vào buổi sáng. Vì đây là thời điểm bé cảm thấy đói nhất sau một đêm bụng đói, điều này sẽ khiến bé ăn ngon miệng hơn.

– Không nên cho bé ăn dặm khi đang ốm, sốt hoặc bỏ bú hoặc trong khi bụng đang no. Hãy để ý các dấu hiệu thèm ăn của bé để đáp ứng nhu cầu.

– Khi bắt đầu tập ăn với bột ngũ cốc, có thể nhiều bé sẽ không hợp tác mà phun hết ra. Tuy nhiên mẹ không nên vì điều này mà từ bỏ, cần kiên trì cho con ăn để tránh việc con sẽ biếng ăn hoặc kén ăn khi lớn hơn.

– Mẹ có thể tăng cường rau củ cùng với bột ngũ cốc để thêm lượng chất xơ cho bé. Ngoài ra có thể trộn thêm sữa khi bé 6 tháng tuổi và thịt nạc khi bé từ 7 – 8 tháng.

– Bé từ 8 – 12 tháng, mẹ có thể bổ sung thêm các loại hạt như hạt sen, hạnh nhân, ngô,…để tăng thêm hương vị và dưỡng chất cho bé.

– Với bé trên 1 tuổi, có khả năng nhai tốt, mẹ có thể cho bé ăn ngũ cốc dạng hạt.

Tạm kết

Ngũ cốc mang lại lượng chất dinh dưỡng cao, phục vụ cho sự phát triển toàn diện của trẻ nhỏ. Mẹ có thể lựa chọn ngũ cốc cho thực đơn ăn dặm của bé. Đồng thời nên kết hợp thêm những thực phẩm khác để làm phong phú cho mỗi bữa ăn cũng như làm cân bằng dinh dưỡng cho trẻ, để trẻ có thói quen ăn tốt khi lớn lên.