Hệ miễn dịch – Giáp vàng bảo vệ cơ thể

Hệ miễn dịch là gì? Một cách đơn giản dễ hiểu nhất, hệ miễn dịch là hệ thống giúp bảo vệ chúng ta khỏi những tác nhân gây hại, phòng ngừa bệnh tật và giúp ta khỏe mạnh. 

 

Miễn dịch được đề cập lần đầu tiên vào năm 430 TCN tại Athens. Khi đó cả quốc gia này chìm trong một đại dịch khủng khiếp khiến dân số trong thành chết rất nhiều. Từ những quan sát thực tế, nhà y học Thucydides nhận ra rằng “những người hồi phục từ đợt bệnh trước thì không bị tái lại ở lần thứ hai”. Chính quan điểm này đã mở đường cho nhiều tài liệu tài liệu nghiên cứu về miễn dịch sau đó. Vào thế kỷ 18, Pierre-Louis Moreau de Maupertuis đã phát hiện ra chó và chuột miễn nhiễm với nọc độc từ Bọ cạp. Kể từ đó, hàng loạt nghiên cứu đã ra đời cho thấy nhiều thông tin hữu ích hơn nữa về hệ miễn dịch.

 

1. Hệ miễn dịch của cơ thể

Hệ thống miễn dịch được tạo thành từ mạng lưới các tế bào đặc biệt, protein, mô và cơ quan. Chúng phối hợp với nhau để bảo vệ con người chống lại vi trùng và vi sinh vật có trong cuộc sống hàng ngày. Một trong những tế bào quan trọng của hệ miễn dịch là tế bào bạch cầu, có tác dụng tìm kiếm và tiêu diệt các sinh vật truyền nhiễm – “những kẻ xâm lược” có hại cho sức khỏe. Hệ miễn dịch tấn công những yếu tố gây bệnh cho cơ thể con người thông qua một loạt các bước được gọi là phản ứng miễn dịch. Phản ứng miễn dịch đóng vai trò quan trọng giúp cơ thể tránh khỏi nhiễm bệnh sẽ được trình bày dưới đây.

 

Bạch cầu là tế bào quan trọng của hệ miễn dịch có khả năng chống lại mầm bệnh.

2. Vai trò của hệ thống miễn dịch

2.1: Bảo vệ cơ thể khỏi nhiễm bệnh

Hệ miễn dịch là hệ thống phòng thủ tự nhiên của cơ thể. Trong khi đó, “những kẻ xâm nhập” khiến con người mắc bệnh bao gồm vi khuẩn, virus, ký sinh trùng và thậm chí là nấm. Chúng có mặt ở khắp mọi nơi như trong nhà, nơi làm việc và môi trường tự nhiên. Hệ miễn dịch bảo vệ cơ thể khỏi bị nhiễm trùng với các lớp phòng thủ ngày càng đặc hiệu. 

 

Phản ứng miễn dịch hoạt động trên cơ bản theo các giai đoạn dưới đây:

Bước 1: Một hệ miễn dịch khỏe mạnh bảo vệ con người bằng việc sử dụng hàng rào vật lý, cụ thể là làn da lành lặn, ngăn chặn sự xâm nhập của mầm bệnh như vi khuẩn, virus vào trong cơ thể.

 

Bước 2: Nếu chúng có thể vượt qua khỏi hàng rào, hệ miễn dịch tiếp tục sản sinh các tế bào bạch cầu cũng như các hóa chất và protein khác nhằm tấn công và phá hủy những yếu tố lạ có thể gây hại này. Hệ miễn dịch sẽ làm mọi cách để tìm ra và loại bỏ kháng nguyên trước khi chúng bắt đầu phân chia. Hệ thống miễn dịch bẩm sinh sẽ tạo đáp ứng tức thời, nhưng không đặc hiệu. 

 

Bước 3: Trong trường hợp thất bại, hệ thống phòng thủ của cơ thể còn tăng cường hoạt động mạnh mẽ hơn nữa để kìm hãm, không để cho mầm mống gây bệnh phát triển. Sự đáp ứng được cải thiện này sẽ được giữ lại cả sau khi mầm bệnh đã được loại bỏ, dưới dạng trí nhớ miễn dịch, và cho phép hệ miễn dịch thu được phát động các cuộc tấn công nhanh và mạnh mẽ hơn nếu gặp lại mầm bệnh này.

 

2.2: Tạo kháng thể chống bệnh cũ tái phát

Con người được sinh ra với một mức độ miễn dịch và sức đề kháng nhất định, song chúng sẽ cải thiện dần theo thời gian. Khi trẻ em thường xuyên mắc các bệnh cảm vặt, hệ thống miễn dịch sẽ tạo ra một “ngân hàng” kháng thể trong lần đầu tiên tiếp xúc với căn bệnh và hình thành khả năng chống lại chúng trong tương lai. Đưa những mầm bệnh đã được làm yếu vào trong cơ thể nhằm tạo điều kiện cho hệ miễn dịch chiến thắng, tạo ra kháng thể và ngăn chặn bệnh tái phát cũng chính là cách mà vắc xin hoạt động.

 

Cơ chế miễn dịch thu được của tế bào

 

Tuy nhiên, hệ miễn dịch sẽ trở nên kém hiệu quả hơn khi con người già đi. Suy giảm miễn dịch có thể khiến họ yếu dần và dễ mắc bệnh, phổ biến là viêm khớp và ngay cả là một số loại ung thư.

 

3. Tầm quan trọng của hệ miễn dịch

Khi hệ miễn dịch của cơ thể suy giảm, vi khuẩn, virus và độc tố có thể tấn công con người, từ đó dẫn đến một số căn bệnh. Dị ứng và quá mẫn cảm với một số chất được cho là có nguyên nhân từ rối loạn hệ miễn dịch. Lúc này, hệ miễn dịch bị lỗi sẽ tự động chiến đấu với các yếu tố không quá nguy hiểm, ví dụ như phấn hoa hoặc lông động vật, khiến cơ thể trở nên nhạy cảm hơn khi tiếp xúc với chúng. Ngoài ra, hệ miễn dịch cũng đóng vai trò chính trong quá trình thải ghép ở những bệnh nhân thực hiện phẫu thuật cấy ghép thay thế các mô hoặc cơ quan nội tạng. 

 

4. Nobel Hòa bình cho hệ miễn dịch?

Năm 2007, nhà động vật học Mỹ Margaret McFall-Ngai trên Nature đã cho rằng vai trò của hệ miễn dịch không phải là “tìm diệt” mà chính là tìm ra cái gì để không diệt. Quả vậy, hệ miễn dịch không những để cả một rừng khuẩn sống yên ổn trong ruột, nó còn khuyến khích những con nào có lợi sinh sôi nhiều hơn. Như cách ví von của McFall-Ngai, hệ miễn dịch có phần nào giống như các chú bảo vệ quán bar, “nâng sợi thừng nhung lên cho các khuẩn tốt đi qua và tỏ thái độ với những kẻ không được tốt”. Hệ miễn dịch giữ cho cơ thể với hệ vi khuẩn được thăng bằng. Và đúng bản chất của một cuộc đối thoại, cũng có lúc này lúc kia, lúc nào cũng có hoạt động và phản ứng, nhưng là để giữ cho hòa bình. Giải Nobel hòa bình có lẽ một lúc nào đó nên trao cho hệ miễn dịch!

 

Hiện nay, hệ miễn dịch của cơ thể con người đang gặp phải một thử thách mang tầm vóc quốc tế mang tên 2019-nCoV. Theo những thông tin thu được, những người mắc bệnh và tử vong chủ yếu ở độ tuổi người già với hệ miễn dịch yếu. Như vậy có thể nói hệ miễn dịch là “tấm áo giáp” mạnh mẽ giúp mỗi người chúng ta tạo dựng một “thành trì” sức khỏe và vững vàng trước những biến động từ môi trường bên ngoài. 

 

Trước tình hình đó, Doctor B&H, đại diện độc quyền của viện Y liệu pháp nhân KIHOUKAI, luôn chủ trương nỗ lực hết mình trong việc bảo vệ sức khỏe quý khách hàng. Trong đó chúng tôi đặc biệt chú trọng tế bào NK (Natural Killer cell – sát thủ tự nhiên) và liệu pháp miễn dịch tự thân để nâng cao hệ miễn dịch và tăng cường sức khỏe.

 

 

Xem thêm những bài viết tương tự:

  • “Gia cố” hệ miễn dịch của cơ thể trước biến động của môi trường bên ngoài 
  • Hệ miễn dịch có thể đề cao chức năng bằng liệu pháp miễn dịch tự thân
  • Xây dựng “miễn dịch tự thân” trước dịch 2019-nCoV
  • Tế bào NK là gì?

 

 

Địa chỉ: Daeha Center Building, 360 Kim Mã, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội 

Văn phòng: (024)66666059 

Hotline: 0868006611 

Email: info@doctorbh.vn  

Website: doctorbh.vn

Facebook Twitter Google-plus Instagram