Tách chiết tế bào gốc – Cơ chế “nhiệm màu” giải phóng sự sống

Tách chiết tế bào gốc – Cơ chế “nhiệm màu” giải phóng sự sống

Tế bào gốc trong cơ thể làm việc như một hệ thống sửa chữa, tái tạo bằng cách phân chia thành các tế bào chuyên biệt để bổ sung các dạng tế bào có những chức năng tương ứng cho các tế bào hư, bệnh, giảm chức năng hay mất chức năng cần được thay thế. Công nghệ tế bào gốc tìm kiếm các nguồn tế bào gốc tốt nhất, nuôi cấy, nhân rộng và tác động theo một cách khoa học để có thể biệt hoá thành những dòng tế bào khác nhau để chữa bệnh, chăm sóc sức khoẻ, sắc đẹp và chống lão hoá.

 

Công nghệ tế bào gốc gồm 3 nhóm công việc chính:

 

  • Tạo nguồn tế bào gốc: tìm kiếm các nguồn cung cấp tế bào gốc, tách chiết và duy trì các tế bào gốc trong các ngân hàng hoặc phòng thí nghiệm để có nguồn tế bào gốc thường trực sử dụng cho nghiên cứu và ứng dụng tế bào gốc.

 

  • Biệt hoá tế bào gốc: các tế bào gốc là các tế bào còn non trẻ chưa có cấu trúc và chức năng chuyên biệt như các tế bào đã biệt hoá. Biệt hoá tế bào gốc chính là biến đổi các tế bào gốc từ chỗ chưa có cấu trúc và chức năng chuyên biệt thành tế bào có cấu trúc và chức năng chuyên biệt như tế bào xương, tế bào da, tế bào cơ, tế bào gan, tế bào thần kinh…

 

  • Ứng dụng tế bào gốc: là công việc sử dụng tế bào gốc vào các mục đích khác nhau như nghiên cứu các cơ chế sinh lý và bệnh lý của cơ thể, nghiên cứu phát triển thuốc và các biện pháp điều trị mới.

 

Doctor B&H sẽ giới thiệu tới quý khách hàng về nhóm công việc đầu tiên: tạo nguồn tế bào gốc, hay còn được hiểu là tách chiết và gia tăng tế bào gốc.

 

Các nhà nghiên cứu đã phát hiện ra một số nguồn có thể lấy được tế bào gốc.

 

Các nguồn tế bào gốc

 

– Tế bào gốc phôi thai là những tế bào có nguồn gốc từ phôi thai (3 – 5 ngày tuổi). Chúng có thể phân chia thành nhiều tế bào gốc hơn hoặc có thể trở thành bất kỳ loại tế bào nào trong cơ thể.

 

– Tế bào gốc trưởng thành được lấy từ mô của người trưởng thành như: Máu, xương tủy,….Khác với tế bào gốc phôi, nó hạn chế hơn trong việc tạo ra các tế bào khác nhau của cơ thể. Vai trò chủ yếu của tế bào gốc trưởng thành là duy trì, sửa chữa các bộ phận cơ thể. Tế bào gốc này được ứng dụng nhiều trong làm đẹp da.

 

– Tế bào gốc dây rốn lấy từ màng dây rốn và máu dây rốn của thai nhi khi sinh ra. Những tế bào gốc này cũng có khả năng thay đổi thành các tế bào chuyên biệt.

 

Tuy nhiên, với những nhược điểm về tính tương thích và khả năng biệt hóa của tế bào sau phẫu thuật, hiện nay tế bào gốc tự thân được yêu thích hơn cả vì nó được lấy từ chính cơ thể bệnh nhân. Có 3 nguồn tế bào gốc được phân lập từ cơ thể người bao gồm tủy xương, máu ngoại biên và mô mỡ, trong đó mô mỡ là nơi cung cấp số lượng tế bào gốc trưởng thành nhiều nhất trong cơ thể. 

 

Tế bào gốc mô mỡ, còn được gọi là tế bào gốc trung mô, có thể hiểu đơn giản là những tế bào gốc thu nhận từ mô mỡ và có đặc điểm giống với tế bào gốc tủy xương. Việc thu nhận tế bào gốc từ mô mỡ có ưu điểm vượt trội hơn các tế bào gốc trưởng thành khác là số lượng tế bào gốc nhiều và rất dễ lấy không làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người cho, không phải nuôi cấy tăng sinh nên rất tiết kiệm chi phí điều trị.

 

Để thu được tế bào gốc, bắt buộc phải trải qua quy trình nghiêm ngặt, đảm bảo an toàn cho chính chủ thể thu nhận tế bào. 

 

Bước 1: Trong quá trình này, bệnh nhân sẽ được lấy 100 – 150 ml mỡ ở các vùng dư thừa như bụng, đùi, hông thông qua thủ thuật hút mỡ mang tính xâm lấn tối thiểu (kỹ thuật lấy mỡ bảo tồn tế bào). Những vùng này sẽ rất an toàn khi lấy và ít để lại sẹo. Trong các vùng thì mỡ bụng còn được thực hiện thông qua thủ thuật hút mỡ, thủ thuật dạ dày hoặc thủ thuật mổ lấy thai.

 

Bước 2: Mô mỡ lấy ra sẽ được lưu trữ vào hộp vô trùng và gửi đến phòng thí nghiệm để xử lý và bảo quản lạnh. Trước khi xử lý, các mô mỡ sẽ được xác nhận danh tính rõ của từng bệnh nhân để tránh nhầm lẫn. Toàn bộ quá trình xử lý và bảo quản sẽ được thực hiện trong một tủ sinh học an toàn nhằm tránh các tác nhân gây hại cũng như nguy cơ nhiễm bẩn đến các mô mỡ.

 

Bước 3: Các tế bào mô mỡ được tiếp tục làm sạch bằng các dụng cụ y tế và được chia thành các miếng nhỏ. Tiếp đó bác sĩ sẽ phân lập, nuôi cấy và gia tăng các tế bào một cách tối đa trước khi bảo quản lạnh.

 

Bước 4: Sau đó, các tế bào mô mỡ được đựng trong các lọ cryo có chứa dung dịch bảo vệ đông lạnh nhằm giúp cho các tế bào có khả năng sống sót trong suốt quá trình bảo quản. Nhiệt độ bảo quản các mô mỡ sẽ được giảm dần xuống 1 – 2 độ C mỗi phút để duy trì sự sống cho các tế bào gốc.

 

Bước 5: Cuối cùng, các tế bào mô mỡ đựng trong các lọ cryo được chuyển ra nơi lưu trữ có khí Nitơ lỏng pha với hơi chống nhiễm khuẩn nhằm bảo quản lạnh trong thời gian dài ở nhiệt độ -196 độ C.  

 

Lưu trữ tế bào gốc từ mô mỡ 

 

Tiếp theo sau đó, nguồn tế bào gốc được lưu trữ đã sẵn sàng để biệt hóa đưa vào cấy ghép và phẫu thuật. Để quý khách hàng hiểu rõ hơn về quá trình thực hiện cấy ghép và phẫu thuật sử dụng tế bào gốc cũng như trả lời cho câu hỏi cấy tế bào gốc có tốt không, Doctor B&H sẽ tiếp tục gửi tới những bài viết chi tiết hơn về vấn đề này.

 

Địa chỉ: Daeha Center Building, 360 Kim Mã, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội 

Văn phòng: (024)66666059 

Hotline: 0868006611 

Email: info@doctorbh.vn  

Website: doctorbh.vn

Facebook Twitter Google-plus Instagram