Tế bào gốc – điều kỳ diệu của tạo hóa

Tế bào gốc – điều kỳ diệu của tạo hóa

Kể từ khi được phát hiện từ những năm 1950 của thế kỷ XX, cho đến nay, tế bào gốc (Stem cell) đã trở thành đối tượng nghiên cứu được giới khoa học đặc biệt lưu tâm vì những giá trị vượt trội về mặt y học của mình.

 

Tế bào gốc là những tế bào chưa biệt hóa, có khả năng phân chia một cách vô tận và biệt hóa thành nhiều loại tế bào khác nhau để hình thành và thay thế tế bào hư hỏng nhằm duy trì các cơ quan tổ chức của cơ thể.

 

Tế bào gốc được biệt hóa thành các tế bào

 

Phân loại tế bào gốc

 

1, Tế bào gốc tổng năng (totipotent Stem cells) là những tế bào phôi thai được hình thành do sự phân chia của trứng sau khi thụ tinh trong những ngày đầu tiên. 

2, Tế bào gốc toàn năng (Pluripotent Stem cells) là những tế bào phôi xuất hiện sau khoảng 1 tuần của phôi thai, có khả năng biệt hóa thành tế bào của các cơ quan trong cơ thể (khoảng trên 200 loại).

3, Tế bào gốc đa năng (Multipotent Stem Cells) là những tế bào gốc thai nhi có khả năng biệt hóa thành một số loại tế bào của cơ thể.

4, Tế bào gốc trưởng thành (Adult Stem Cells) là những tế bào gốc ở người trưởng thành có khả năng phân chia để sửa chữa, duy trì cơ quan chủ quản của nó hoặc biệt hóa thành một vài loại tế bào khác có điều kiện tác động.

 

Sự thần kỳ mang tên tế bào gốc

 

Qua các thí nghiệm, các nhà nghiên cứu đã phát hiện khả năng tự làm mới của tế bào gốc. Chính khả năng “thần kỳ” này của tế bào gốc đã tạo bước tiến quan trọng trong y học. Tế bào gốc giúp sửa chữa, thay thế các cơ quan bị hư hỏng do bệnh lý hoặc chấn thương. Việc sử dụng liệu pháp tế bào gốc đem lại niềm hy vọng cho các bệnh nhân mắc bệnh liên quan đến tim mạch, ung thư,  khớp, thần kinh,… Từ tế bào gốc, các nhà nghiên cứu đã chế tạo ra những loại thuốc mới phục vụ cho chẩn đoán và chữa trị bệnh.

 

Những nguồn cung cấp tế bào gốc

 

Dựa trên nguồn gốc của tế bào gốc, con người có thể tách chúng từ phôi thai, sinh sản vô tính từ tế bào trứng, từ nước ối thai nhi hay máu cuống rốn và từ các cơ quan của cơ tế trưởng thành như tủy xương, da, mỡ,…Năm 1994, Ariff Bongso, một nhà khoa học người Sri Lanka, đã trở thành người đầu tiên trên thế giới tách thành công thế bào gốc từ phôi người. Một thập kỷ sau đó, GS.TS.BS Phan Toàn Thắng cũng ghi tên mình vào lịch sử y khoa khi trở thành người tìm ra cách tách tế bào gốc từ màng cuống dây rốn.

 

Tế bào gốc từ màng cuống dây rốn

 

Cho đến nay, tế bào gốc đã thể hiện vai trò đột phá của mình trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe. Để có thể tiếp cận với những liệu trình điều trị bằng tế bào gốc tiên tiến nhất hiện nay, quý khách hàng có thể liên hệ tới văn phòng Doctor B&H – đại diện của Viện y liệu pháp nhân KIHOUKAI Nhật Bản, một trong những viện hàng đầu Nhật Bản về công nghệ tế bào gốc và độc quyền công nghệ tế bào NK hoạt tính cao.

 

Địa chỉ: Daeha Center Building, 360 Kim Mã, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội 

Văn phòng: (024)66666059

Hotline: 0868006611

Email: info@doctorbh.vn

Website: www.doctorhh.vn

Facebook Twitter Google-plus Instagram