Tế bào gốc trưởng thành có điểm gì đặc biệt so với các loại tế bào khác?

Tế bào gốc trưởng thành có điểm gì đặc biệt so với các loại tế bào khác?

Hầu hết mọi người khi nghe đến “tế bào gốc” sẽ tự động mặc định rằng chúng ta đang nói về tế bào gốc phôi được thu nhận từ thai nhi. Để có được những tế bào này, các nhà khoa học phải hy sinh một sinh linh chưa chào đời. Trong cuốn “Tế bào gốc – Bí mật của Suối Nguồn Tươi Trẻ”, Tiến sĩ Neil H. Riordan – người tiên phong trong việc khởi động liệu pháp điều trị bằng tế bào gốc, đã lập luận để chứng minh suy nghĩ trên là hoàn toàn sai lầm. Ở động vật có vú, có hai loại tế bào gốc: tế bào gốc phôi (Embryonic stem cell) được phân lập từ trong của phôi nang giai đoạn sớm, và tế bào gốc trưởng thành (Adult stem cell) được tìm thấy trong các mô khác nhau.

 

Tế bào gốc trưởng thành, còn được gọi là tế bào gốc sinh dưỡng (somatic), là những tế bào tiền thân chưa chuyên hóa. Chúng có chức năng quan trọng là tái tạo các tế bào trưởng thành đã chết và tái sinh các mô bị tổn thương. Khái niệm “trưởng thành” ở đây chỉ có ý nghĩa tương đối, bởi lẽ tế bào gốc thu nhận từ một đứa trẻ sở sinh cũng có thể gọi là tế bào gốc trưởng thành. Điển hình cho loại này là tế bào gốc trung mô (Mesenchymal stem cells – MSCs) và tế bào gốc tạo máu (Hematopoietic stem cells – HSCs). 

 

Đa phần nghiên cứu về tế bào gốc trưởng thành cho đến nay đều nhằm mục đích nắm bắt được tính tiềm năng và năng lực tự làm mới của chúng. Theo thời gian, các thương tổn DNA sẽ được tích tụ ở tế bào gốc và cả các tế bào khác ở môi trường bao quanh tế bào gốc. Sự tích tụ này lý giải cho sự rối loạn chức năng của tế bào gốc khi lão hóa.

 

Năng lực điều trị của tế bào gốc

 

Để duy trì quần thể tế bào gốc chịu trách nhiệm sản xuất tế bào máu, các yếu tố mô đệm và mô liên kết đóng vai trò lớn trong việc cân bằng trạng thái hoạt động và im lặng của tế bào gốc. Chúng cần phải có khả năng biệt hóa và phát triển thành một nhóm tế bào chức năng khác nhau. Mặt khác, tế bào gốc cần có khả năng kiểm soát, cân bằng sự biệt hóa cũng như tự đổi mới theo sau các kích thích của môi trường ngoại bào cũng như toàn bộ cơ thể để ngăn chặn việc tạo ra quá nhiều số lượng tế bào cần thiết. 

 

Ở người, có ba nguồn đã được biết của các tế bào gốc trưởng thành có khả năng sinh ra thế hệ tế bào sau giống như nó:

 

  1. Tủy xương được lấy từ phương thức khoan vào xương (điển hình là xương đùi hay xương chậu). Tủy xương là nơi bao gồm phong phú các tế bào gốc trưởng thành, đã được sử dụng trong điều trị một số bệnh bao gồm xơ gan, thiếu máu cục bộ mạn tính và suy tim giai đoạn cuối. Số lượng tế bào gốc tủy xương giảm theo tuổi và lớn hơn ở nam giới so với nữ giới trong những năm sinh đẻ.
  2. Mô mỡ (gồm các tế bào mỡ) được lấy bằng phương pháp hút mỡ.
  3. Máu, trong đó máu được rút ra từ người hiến tặng (tương tự như hiến máu), đi qua máy tách chiết các tế bào gốc và trả lại các phần khác của máu cho người hiến. 

 

Có thể tách những tế bào này từ nhiều mô hoặc cơ quan, trong đó bao gồm cả não. Tuy nhiên nơi phổ biến nhất có thể thu hoạch chúng là từ tủy xương nằm ngay chính giữa các ống xương. Trong các ổ tế bào gốc trưởng thành, ổ tế bào gốc tủy xương được quan tâm và biết rõ hơn cả. Đã từ lâu, tủy xương được xác định là nơi cư ngụ của nhiều tế bào gốc tạo máu, đó là nguồn tế bào gốc quan trọng trong cơ thể điều hòa số lượng tế bào máu, chúng được đảm bảo cân bằng trong suốt quá trình sống của cơ thể. 

 

Khả năng biệt hóa của tế bào gốc tủy xương

 

Tế bào gốc trưởng thành có thể được phát triển nhân tạo và biệt hoá thành các tế bào chuyên biệt với đặc tính phù hợp với tế bào của các mô khác nhau như cơ và dây thần kinh. Hầu hết các tế bào gốc trưởng thành đều bị hạn chế về khả năng biệt hoá và thường được gọi bởi nguồn gốc mô của chúng (như tế bào gốc trung mô, tế bào gốc có nguồn gốc từ mỡ, tế bào gốc nội mô…). Trong quá trình nuôi cấy, các tế bào sẽ tạo ra những cụm có hình thái giống như các phôi cũng như biểu hiện gen, bao gồm các dấu hiệu nhận biết như Oct4, Sox2 và Nanog. 

 

Trong những năm qua, việc nghiên cứu trong lĩnh vực tế bào gốc trưởng thành đã phát triển vượt bậc. Tế bào gốc trưởng thành có thể được phục hồi bởi các mô lấy từ bệnh nhân, nuôi dưỡng trong các dĩa cấy và kích thích để phát triển thành nhiều loại tế bào trưởng thành. 

 

Các phương pháp điều trị bằng tế bào gốc trưởng thành đã được sử dụng thành công trong nhiều năm để điều trị bệnh bạch cầu và ung thư xương/ máu liên quan đến cấy ghép tủy xương. Các tế bào gốc trưởng thành cũng được sử dụng trong ngành thú y để điều trị chấn thương dây chằng ở ngựa… Việc sử dụng tế bào gốc trưởng thành trong nghiên cứu và điều trị không gây tranh cãi như việc sử dụng các tế bào gốc phôi vì sản xuất chúng không đòi hỏi phải phá huỷ phôi. Ngoài ra, trong những trường hợp tế bào trưởng thành được thu nhận từ cùng cơ thể (một phương pháp tự ghép), nguy cơ thải loại sẽ không tồn tại. 

 

Qua việc thay thế những tế bào chết hay bị tổn thương bằng những tế bào mới khắp cơ thể, tế bào gốc không những cung cấp tế bào cho hệ miễn dịch mà còn giúp chúng ta giữ gìn tuổi thanh xuân. Tế bào gốc có vai trò đặc biệt sống còn vì phải thay thế cho những tế bào có tốc độ chết tự nhiên rất nhanh như da, đường ruột và tế bào máu. Bởi vậy đây là một phương pháp làm đẹp đang rất được chú ý hiện nay. Công ty TNHH B&H, đại diện tại Việt Nam của viện KIHOUKAI – trung tâm nghiên cứu về tế bào gốc tiên tiến hàng đầu Nhật Bản, hy vọng sẽ giúp quý khách hàng có cơ hội được tiếp xúc với phương pháp chăm sóc sức khỏe và sắc đẹp hiệu quả.

 

Địa chỉ: Daeha Center Building, 360 Kim Mã, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội 

Văn phòng: (024)66666059 

Hotline: 0868006611 

Email: info@doctorbh.vn  

Website: doctorbh.vn

Facebook Twitter Google-plus Instagram