Tế bào NKT có phải một loại tế bào NK?

Tế bào NKT có phải một loại tế bào NK?

Trong hệ miễn dịch gồm các tế bào máu, thông thường người ta hay nhắc tới tế bào bạch cầu như một phòng tuyến vững chắc bảo vệ cơ thể. Tuy nhiên tế bào bạch cầu cũng có nhiều loại khác nhau, trong số đó tế bào NK thường được biết đến với chức năng gia tăng sức mạnh của hệ miễn dịch, đặc biệt là trong việc phòng chống ung thư. Bên cạnh đó, có một loại tế bào bạch cầu khác cũng có tên gọi gần giống tế bào NK, liệu chúng có mối quan hệ gì với nhau? Tế bào NKT có tiêu diệt được tế bào ung thư hay không? Xin mời quý khách hàng theo dõi bài viết sau đây.

 

 

Tế bào NK và tế bào NKT có quan hệ như thế nào?

Tế bào NKT, nghĩa là tế bào mang tính sát thương tự nhiên (natural killer T cells), là một phân nhóm tế bào T mang ký hiệu nhận biết nhất định trong những tế bào miễn dịch. 

 

Tế bào T phát triển từ tế bào gốc gan hoặc tủy xương trưởng thành trong tuyến ức và được biệt hóa thành một số loại khác nhau, bao gồm:

  • Các tế bào T độc (Cytotoxic T cells) tìm và tấn công trực tiếp vào vi sinh vật gây hại cho cơ thể như vi khuẩn, virus và tế bào ung thư.
  • Các tế bào T hỗ trợ (Helper T cells) phối hợp với tế bào miễn dịch khác và tổ chức phản ứng miễn dịch.
  • Các tế bào T điều hoà (Regulatory T cells) giúp ức chế hệ thống miễn dịch để không phản ứng thái quá (như trong các bệnh tự miễn), tuy nhiên các khía cạnh của sinh học của các tế bào này vẫn đang là bí ẩn và vẫn đang được các nhà khoa học tiếp tục nghiên cứu và tranh luận.
  • Các tế bào tiêu diệt tự nhiên T (natural killer T cells – NKT) không phải một loại tế bào diệt tự nhiên (natural killer cells – NK), nhưng có một vài điểm tương đồng. Các tế bào NKT là các tế bào tế bào T độc (Cytotoxic T cells) cần phải được kích hoạt và biệt hóa trước để thực hiện nhiệm vụ miễn dịch. Cả tế bào NK và NKT đều là tế bào gây độc tế bào, có thể đáp ứng nhanh chóng bằng cách tiêu diệt các tế bào khối u và tham gia vào các phản ứng miễn dịch chống khối u.

 

Bề mặt tế bào NKT vừa thể hiện ký hiệu nhận biết bề mặt tế bào T như CD3, TCRαβ, vừa thể hiện ký hiệu nhận biết bề mặt tế bào NK như NK1.1, CD16, CD56 ..v..v. Trong tình trạng bình thường, sau khi được hoạt hóa, tế bào NKT tham gia kháng lại những lây nhiễm từ các vi sinh vật và phát huy tác dụng chống lại ung thư thông qua tiết cytokine hay hoạt hóa tế bào miễn dịch khác.

 

Các tế bào miễn dịch tấn công tế bào ung thư.

 

 

So sánh tế bào NK và tế bào NTK

Trước tiên chúng ta hãy nhìn vào cấu trúc của hệ thống miễn dịch. Hệ thống miễn dịch là hệ thống chính của cơ thể, có thể hành động tự vệ chống lại các mầm bệnh và vi khuẩn đang xâm nhập. Nó được chia thành hai phần: miễn dịch bẩm sinh và miễn dịch thích ứng. Xét về mặt này, các tế bào NK không phải thụ thể đặc hiệu kháng nguyên trong khi tế bào NKT là các thụ thể đặc hiệu kháng nguyên. 

 

Tế bào NK là một loại tế bào lymphocyte độc (​​tế bào có thể phản ứng và tiêu diệt một tế bào khác mà không có sự nhạy cảm trước với nó). Không giống như các tế bào thực bào khác, tế bào NK không tấn công các mầm bệnh hoặc xâm nhập trực tiếp vào vi khuẩn. Thay vào đó, chúng phá hủy các tế bào cơ thể bị nhiễm vi khuẩn. Khi các tế bào NK tiếp xúc với một tế bào đích, chúng sẽ giải phóng một protein tạo thành các lỗ trên màng tế bào đích. Một khi nó được thực hiện, một protein NK khác gọi là granzymes đi vào tế bào qua các lỗ chân lông và kích hoạt protein caspases trong tế bào đích gây ra apoptosis. Cuối cùng, các mảnh vỡ tế bào được ăn bởi các đại thực bào. Các tế bào NK cũng có khả năng tấn công tế bào khối u, trước khi các tế bào khối u đạt đến số lượng đủ để chúng được chẩn đoán. Do đó, tế bào NK là một trong những biện pháp phòng ngừa quan trọng nhất chống lại ung thư và thường được sử dụng trong giám sát miễn dịch. 

 

Là một phân nhóm của lymphocytes liên quan đến các hoạt động miễn dịch bẩm sinh của cơ thể, tế bào NKT chia sẻ một số tính năng của cả tế bào T truyền thống và tế bào NK. Chúng được tìm thấy chủ yếu ở tuyến ức, gan, lá lách, và tủy xương. Các tế bào NKT chủ yếu chịu trách nhiệm tạo ra phản ứng miễn dịch chống lại các mầm bệnh và kháng nguyên tự nhiên. Ngoài ra, chúng cũng tham gia vào việc loại bỏ khối u, kiểm soát bệnh tự miễn dịch và giám sát miễn dịch. Dựa trên bản chất của tín hiệu miễn dịch, các tế bào NKT có thể tạo ra các cytokine pro hoặc kháng viêm.

 

 

Tế bào NTK trong tăng cường miễn dịch

Báo cáo của Viện y khoa Karolinska (Thụy Điển) vào 3/5/2010 cho biết, trong cơ thể của người mắc bệnh lở loét toàn thân hoặc các bệnh liên quan đến hệ miễn dịch thiếu một loại tế bào có tên gọi NKT. Kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học chứng minh sự giảm thiếu tế bào NKT là nguyên nhân chủ yếu gây ra các căn bệnh liên quan đến hệ miễn dịch.

 

Phó giáo sư Carlsson thuộc Viện y khoa Karolinska cho biết, trong hệ miễn dịch cơ thể người có một loại tế bào đặc biệt có tên gọi tế bào B. Tế bào B chuyên phụ trách tạo kháng thể, kiểm soát, tiêu diệt vi khuẩn và virus trong cơ thể. Tuy nhiên, khi người mắc bệnh liên quan đến hệ miễn dịch, tế bào B không thể phát huy tác dụng, mà ngược lại nó liên tục phân chia và gây tổn hại cho cơ thể.

 

Các nhà khoa học phát hiện, tế bào NKT có thể trực tiếp kiểm soát tế bào B, chỉ đạo tế bào B gây ảnh hưởng đến các tổ chức cơ thể người. Khi cơ thể người thiếu hụt thậm chí không có tế bào NKT, tế bào B sẽ bị kích hoạt sai mục đích và qua đó gây tổn hại đến cơ thể người. Tuy nhiên, khi tế bào NKT tồn tại phổ biến, nó có thể kịp thời ngăn chặn các “hành vi” sai mục đích của tế bào B, qua đó giúp ngăn chặn quá trình phát bệnh. Theo các nhà khoa học, biện pháp mới cần tiếp tục nghiên cứu sau này là bảo vệ tế bào NKT để điều trị các căn bệnh liên quan đến hệ miễn dịch.

 

 

Trị liệu miễn dịch NKT điều trị ung thư

Đây là phương pháp kích thích tế bào miễn dịch trong cơ thể người bệnh,. So với các phương pháp điều trị khác, nó ít xâm lấn và hầu như không có tác dụng phụ. Hơn nữa, nó có thể áp dụng cho tất cả mọi loại ung thư và cho tất cả mọi người. Khác với miễn dịch thông thường, nó là một phương pháp điều trị mới có tính bước ngoặt trong điều trị ung thư.

 

Như tên gọi cho thấy, tế bào NKT trong cơ thể có thể kích hoạt mạnh mẽ 2 loại miễn dịch: miễn dịch thu được (tế bào T) và miễn dịch tự nhiên (tế bào NK). Nó không chỉ có thể tấn công mọi loại ung thư mà còn có tác dụng chống khối u rất mạnh. Như vậy bên cạnh tế bào NK với vai trò như những trinh sát thiện chiến tiêu diệt nhanh gọn mầm bệnh. Trong cơ thể cũng có những tế bào NKT có vai trò hỗ trợ và cường hóa chức năng miễn dịch của cơ thể.

 

Các tế bào miễn dịch giúp cơ thể chống chọi với tác nhân gây bệnh.

 

 

Lời kết

Cơ thể con người giống như một nhà máy, trong đó mọi tế bào đều chăm chỉ làm việc, hỗ trợ nhịp nhàng để giúp cơ thể khỏe mạnh và phòng ngừa những tác nhân gây hại như virus, vi khuẩn, nấm… Đặc biệt, phòng tuyến miễn dịch đầu tiên với những cái tên nổi bật như tế bào NK, tế bào NKT… chính là những nhân tố quan trọng, là lớp áo giáp mạnh mẽ bao bọc cơ thể và các lớp tế bào bên trong, bởi vậy hiểu rõ về chúng sẽ giúp con người có ý thức chăm sóc sức khỏe và lưu tâm đến những phương pháp duy trì số lượng tế bào miễn dịch, giảm tối đa cơ hội cho các tác nhân xấu xâm nhập vào cơ thể.

 

Doctor B&H, văn phòng đại diện của viện Y liệu pháp nhân KIHOUKAI – bệnh viện nghiên cứu về tế bào miễn dịch hàng đầu tại Nhật Bản, hân hạnh đem tới những tri thức y khoa cần thiết, hỗ trợ quý khách hàng trong hành trình chăm sóc sức khỏe và có một cuộc sống hạnh phúc.

 

 

Xem thêm những bài viết tương tự:

“Gia cố” hệ miễn dịch của cơ thể trước biến động của môi trường bên ngoài 

Hệ miễn dịch có thể đề cao chức năng bằng liệu pháp miễn dịch tự thân

Tế bào NK đóng vai trò quan trọng trong cơ thể con người

Kiểm tra miễn dịch NK – điều ta hay bỏ qua

 

 

Địa chỉ: Daeha Center Building, 360 Kim Mã, Ngọc Khánh, Ba Đình, Hà Nội 

Văn phòng: (024)66666059 

Hotline: 0868006611 

Email: info@doctorbh.vn  

Website: doctorbh.vn

Facebook Twitter Google-plus Instagram