Trẻ sơ sinh bị cảm cúm phải làm sao? BÍ QUYẾT MẸ PHẢI BIẾT

Trẻ sơ sinh rất non nớt và dễ bị các tác nhân xấu từ bên ngoài xâm nhập mà gây hại cho cơ thể. Một trong những bệnh lý thường gặp ở trẻ sơ sinh, nhất là vào các thời điểm giao mùa đó chính là cảm cúm. Nếu bạn không biết cách chăm sóc đúng cách thì bệnh rất dễ chuyển biến nặng gây ra hậu quả khôn lường. Các bậc phụ huynh hãy theo dõi bài viết dưới đây để bị trẻ sơ sinh bị cảm cúm phải làm sao:

Trẻ sơ sinh và bệnh cảm cúm

Bệnh cảm cúm và bệnh cảm lạnh khác nhau. Các ông bố, bà mẹ nên phân biệt được hai bệnh lý này để dễ bề chăm sóc:

  • Bệnh cảm cúm có nguyên nhân gây bệnh là sự xâm nhập của virus cúm. Đây là bệnh truyền nhiễm cấp tính có thể lây truyền qua đường hô hấp từ người này sang người khác. Hai chủng cúm thường gặp nhất là cúm A và cúm B.
  • Bệnh cảm lạnh là một bệnh thông thường gây ra bởi nhiều loại virus khác nhau trong đó phần lớn là  Rhinovirus với hơn 100 chủng khác nhau.

Bệnh cảm lạnh diễn biến thông thường nên bố mẹ không cần quá lo lắng. Còn bệnh cảm cúm thì có thể diễn biến nặng một cách bất thường mà chúng ta không lường trước được. Bởi vậy cần xác định trẻ nhà bạn bị cảm cúm hay cảm lạnh để biết cách xử lý tiếp theo.

Các triệu chứng thường gặp của bệnh cảm cúm là:

  • Sốt
  • Ho khan
  • Viêm họng
  • Chảy nước mũi và nghẹt mũi
  • Đau đầu, đau nhức cơ bắp
  • Ớn lạnh
  • Bú ít, bỏ bú
  • Buồn nôn, nôn mửa
  • Tiêu chảy….
Trẻ sơ sinh bị cảm cúm chúng ta không nên chủ quan
Trẻ sơ sinh bị cảm cúm chúng ta không nên chủ quan

Trẻ sơ sinh bị cảm cúm có nguy hiểm không

Các chuyên gia Nhi khoa khẳng định cảm cúm không phải là bệnh lý hiểm. Chúng ta không sợ bị cảm cúm nhưng nếu lơ là thì rất có thể bé nhà bạn gặp phải nguy hiểm đến tính mạng vì những biến chứng của nó. Bệnh nhi mắc cảm cúm nếu không được điều trị kịp thời sẽ rất dễ chuyển biến nặng, thậm chí là tử vong. Nhất là cơ thể trẻ sơ sinh vô cùng non nớt, bộ máy miễn dịch chưa hoàn thiện nên sức đề kháng yếu ớt. Các bé là đối tượng rất dễ mắc cảm cúm. Hơn nữa khi mắc cũng có thể diễn biến chuyển nặng nhanh chóng.Bởi vậy mà khi trẻ bị bệnh các bậc cha mẹ tuyệt đối không nên chủ quan. Trẻ sơ sinh bị cảm cúm phải làm sao thì cha mẹ nên đọc để biết cách chăm sóc sao cho phù hợp.

Những biến chứng có thể gặp khi trẻ bị cảm cúm đó là:

  • Biến chứng viêm đường hô hấp: Viêm họng, viêm phế quản, viêm phổi, abces phổi…
  • Viêm đường hô hấp ngoài: Viêm tai giữa, viêm cơ tim, viêm màng ngoài tim… Các biến chứng này thường nặng nề và nguy cơ tử vong cao.
  • Biến chứng lên cơ quan thần kinh: Viêm màng não, liệt nửa người, liệt dây thần kinh sọ não…
  • Hội chứng Reye: Di chứng vô cùng nặng nề kể cả khi trẻ thoát khỏi nguy cơ tử vong.

Trẻ sơ sinh bị cảm cúm bao lâu thì khỏi

Nếu một trẻ sơ sinh bị mắc phải cúm mà được chăm sóc tốt, đúng cách thì trẻ hoàn toàn có thể phục hồi chỉ sau từ 2-7 ngày. Và sau khi khỏi cũng không để lại biến chứng về sau. Tuy nhiên các triệu chứng như ho, cơ thể mệt mỏi, bú kém có thể sẽ diễn biến trong thời gian khoảng 14 ngày sau đó hoặc có thể dài hơn. Trong trường hợp trẻ bị biến chứng thì bệnh có thể bị lâu hơn. Thời gian cụ thể không thể nói trước được tùy vào từng biến chứng, thể trạng của bé cũng như cách chăm sóc của bố mẹ.

Trẻ sơ sinh bị cảm cúm phải làm sao

Để chăm sóc trẻ con bị cảm cúm đã khó mà trẻ sơ sinh càng khó hơn. Nguyên nhân là cơ thể trẻ non nớt, trẻ cũng chỉ có thể bày tỏ sự khó chịu trong người thông qua việc bỏ bú và quấy khóc. Vì vậy nên khi có những triệu chứng bất thường bố mẹ nên cho trẻ đi khám bác sĩ chuyên khoa Nhi ngay. Mục đích của việc này đó là để bé được bác sĩ thăm khám tình trạng cụ thể, có hướng điều trị, kê đơn thuốc và hướng dẫn cách chăm sóc đúng đắn. Trẻ có thể về nhà tự chăm sóc trong trường hợp nhẹ hoặc vào viện để bác sĩ theo dõi với trường hợp nặng hơn. Việc của bố mẹ đó chính là:

Cho trẻ uống thuốc đúng chỉ định của bác sĩ

Nguyên nhân của bệnh cảm cúm đến từ virus nên bác sĩ sẽ kê đơn thuốc kháng virus cần thiết như oseltamivir, zanamivir… Bố mẹ căn cứ theo đơn được kê mà cho trẻ uống thuốc theo đúng liều lượng và chỉ dẫn. Ngoài ra còn một số nhóm thuốc khác như thuốc hạ sốt (dùng trong trường hợp sốt, uống mỗi lần cách nhau 4-6 tiếng), vitamin tăng cường thể trạng.

Nếu sau khi thăm khám ra về mà trẻ xuất hiện thêm các triệu chứng khác thì hãy cho trẻ quay lại gặp bác sĩ. Tuyệt đối không tự ý đi mua thuốc ngoài cho trẻ uống. Ngoài ra không tự ý mua Aspirin để hạ sốt cho trẻ vì có thể dẫn tới nguy cơ trẻ bị hội chứng Reye.

Khi trẻ bị ốm cần cho đi khám bác sĩ ngay
Khi trẻ bị ốm cần cho đi khám bác sĩ ngay

Cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn

Người lớn bị cảm cúm thì cơ thể sẽ thấy mệt mỏi và đau nhức cần được nghỉ ngơi nhiều. Trẻ sơ sinh cũng như vậy. Khi trẻ bị bệnh bố mẹ cần chú ý cho trẻ nghỉ ngơi nhiều hơn. Hãy chuẩn bị cho trẻ một nơi nghỉ ngơi rộng rãi, thoáng khí và sạch sẽ. Lúc này bạn có thể chơi cùng với trẻ, hỏi chuyện, tăng tương tác hoặc dùng những món đồ chơi trẻ yêu thích để thu hút sự chú ý của trẻ. Nếu trẻ mệt nhiều thì dỗ dành cho trẻ đi ngủ. Tránh việc quát mắng.

Nên làm ẩm không khí xung quanh

Triệu chứng thường gặp của trẻ khi bị cúm đó là sổ mũi. Dịch mũi ra làm trẻ bị nghẹt và khó thở. Việc làm ẩm không khí trong phòng sẽ giúp dịch nhầy loãng ra, không đóng đặc lại, cải thiện tình trạng nghẹt mũi và khó thở của trẻ và cũng giúp trẻ hô hấp dễ dàng hơn.

Làm ẩm không khí bằng cách sử dụng máy phun sương tạo độ ẩm. Mỗi khi tắm cho trẻ thì bạn có thể vào phòng tắm trước, dùng vòi hoa sen xịt ẩm phòng để tạo hơi nước trong không khí. Máy phun sương cần được kiểm tra và vệ sinh thường xuyên nhằm tránh tình trạng nấm mốc và phun ra hơi độc hại. Có thể thêm vài giọt tinh dầu bạc hà vào máy phun sương cũng giúp thông mũi họng vô cùng tốt.

Rửa mũi đúng cách

Dịch mũi ra làm bít tắc đường hô hấp của trẻ, nếu để dịch đọng lâu ngày có thể gây ra các biến chứng viêm đường hô hấp như viêm họng, viêm mũi, xoang, viêm tai… Bởi vậy cần phải rửa mũi để làm sạch dịch nhầy. Sử dụng dụng cụ xịt rửa mũi chuyên dụng cho trẻ sơ sinh để thao tác dễ dàng hơn. Thời điểm rửa mũi tốt nhất là trước khi ăn 15 phút . Nếu sau ăn mới rửa thì bé quấy khóc rất dễ nôn trớ ra hết thức ăn. Mẹ có thể dùng nước muối sinh lý để rửa. Hướng dẫn thực hiện:

  • Sử dụng nước ấm để pha muối sinh lý. Cho vào lọ xịt. Nước rửa này nên được làm mới mỗi ngày để tránh tình trạng vi khuẩn xâm nhập.
  • Để trẻ nằm ngửa, dùng một chiếc khăn lót dưới đầu trẻ.
  • Nhỏ 2-3 giọt nước muối vào mũi trẻ, giữ thẳng đầu khoảng 30 giây để làm lỏng và loãng dịch nhầy.
  • Dùng ống hút đặt vào trong mũi và hút hết dịch nhầy ra.
  • Lặp ại động tác nhiều lần cho đến khi thấy nước hút ra có màu trắng trong, lỏng. Thực hiện cho cả hai bên mũi.
  • Không nên rửa mũi trong 4 ngày liên tiếp vì sẽ làm cho mũi trẻ bị khô, rát và bệnh sẽ càng trở nên nghiêm trọng hơn.
Rửa mũi cho trẻ để làm thông thoáng đường thở
Rửa mũi cho trẻ để làm thông thoáng đường thở

Sử dụng dầu nóng cho trẻ

Một số loại tinh dầu như khuynh diệp, bạc hà không có tác dụng điều trị cảm cúm nhưng sẽ giúp trẻ giảm bớt các triệu chứng khó chịu. Ví dụ như làm thông mũi giúp trẻ hít thở thông thoáng hơn, ngủ ngon giấc hơn, tránh quấy khóc vào ban đêm. Tinh dầu nên mua tại các nhà thuốc uy tín, đến từ các thương hiệu đã được bộ y tế kiểm định và cho phép lưu hành. Và sản phẩm khuyến cáo chỉ dùng cho trẻ từ 3 tuổi trở lên.

Cách dùng: buổi tối trước khi đi ngủ mẹ dùng tinh dầu xoa nhẹ vào vùng ngực, cổ, lưng cho trẻ, massage một cách nhẹ nhàng để cho trẻ dễ chịu hơn. Tuyệt đối không để tinh dầu tiếp xúc với miệng, mắt, mũi hay bất cứ vị trí nào trên mặt của trẻ. Tránh xa tay trẻ vì trẻ hay quờ quạng tay lên mặt.

Uống đủ nước

Cảm cúm có sốt thì cơ thể trẻ cũng dễ bị mất nước do hiện tượng điều hòa thân nhiệt. Bởi vậy mà cần bổ sung lượng nước nhiều hơn so với thường ngày cho trẻ sơ sinh. Hơn nữa uống nhiều nước cũng giúp làm loãng dịch nhầy, đờm ở mũi họng. Thường thì trẻ sơ sinh sẽ không thích uống nước lọc, nên mẹ hãy bổ sung bằng cách cho trẻ bú hay uống sữa nhiều hơn.

Cách phòng bệnh cảm cúm cho trẻ sơ sinh

Tốt nhất các bậc cha mẹ nên có ý thức ngay từ đầu trong việc phòng bệnh cảm cúm cho trẻ sơ sinh. Khi mắc bệnh sẽ khiến cho sức khỏe trẻ giảm sút, cần thời gian khá dài mới phục hồi được. Bởi vậy nên việc phòng bệnh là vô cùng cần thiết Bệnh lây truyền thông qua việc tiếp xúc với những giọt bắn có chứa tác nhân gây bệnh là virus cúm. Cách phòng bệnh tốt nhất đó là cho trẻ bú nhiều hoặc uống nhiều nước, thường xuyên rửa tay chân bằng xà phòng cho trẻ, vệ sinh đồ chơi và dụng cụ cho trẻ ăn. Nhắc nhở người lớn có ý thức hơn để tránh lây truyền bệnh cho trẻ:

  • Không cho trẻ tiếp xúc gần với những người đang bị bệnh đặc biệt là trong những ngày đầu tiên bị bệnh.
  • Hạn chế cho trẻ đến những nơi công cộng, tiếp xúc với đông người.
  • Rửa tay sạch bằng xà phòng trước khi cho trẻ ăn hay tiếp xúc với trẻ.
  • Làm sạch đồ chơi và núm vú giả cho trẻ thường xuyên.
  • Khi ho, hắt hơi phải tránh xa trẻ, dùng khăn giấy. Sau đó phải cho vào thùng rác và rửa tay sạch sẽ khi đến gần trẻ.

Trên đây là kinh nghiệm chăm sóc trẻ khi bị cảm cúm. Chắc hẳn sau khi đọc xong bài viết các vị phụ huynh đã biết trẻ sơ sinh bị cảm cúm phải làm sao rồi đúng không? Giữ gìn và bảo vệ sức khỏe cho trẻ là điều mà mỗi chúng ta phải tự ý thức thực hiện.