BBC News: Những “lời khuyên sức khỏe” sai lầm về virus Corona bạn nên bỏ qua (Phần 1)

BBC News: Những “lời khuyên sức khỏe” sai lầm về virus Corona bạn nên bỏ qua (Phần 1)

Virus Corona ngày càng lây lan nhanh chóng ở nhiều quốc gia trên thế giới và hiện vẫn chưa có phác đồ chữa trị. Tiếc là điều đó không thể ngăn chặn hàng loạt những “lời khuyên sức khỏe”, từ những lời khuyên vô dụng nhưng vô hại cho đến những lời khuyên có thể gây chết người.

 

Chúng tôi đã tìm hiểu và liệt ra một vài “tuyên bố” được lan truyền rộng rãi trên mạng xã hội cùng với phản hồi của các nhà khoa học về việc này. 

 

1. Tỏi

 

Hàng loạt các bài viết đang được chia sẻ trên Facebook khuyên bạn nên ăn tỏi để ngăn ngừa nhiễm bệnh.

 

Tổ chức Y tế thế giới WHO cho rằng dù tỏi là “một loại thực phẩm tốt cho sức khỏe, có thể chứa một vài thành phần chống vi trùng”, song vẫn chưa có bằng chứng cho thấy ăn tỏi sẽ giúp bảo vệ con người khỏi chủng mới của virus Corona.

 

Trong nhiều trường hợp, phương pháp này không có hại, miễn là chúng không ngăn cản bạn khỏi việc tuân theo những lời khuyên y tế đã được khoa học chứng minh. Nhưng chúng vẫn ẩn chứa một vài rủi ro.

 

Tờ The South China Morning Post đã đăng một câu chuyện về người phụ nữ phải điều trị tại bệnh viện vì bị sưng họng nghiêm trọng sau khi ăn 1,5 kg tỏi sống.

 

Chúng ta đều biết ăn hoa quả, rau xanh và uống nước giúp cơ thể luôn khỏe mạnh. Tuy nhiên, chưa có bằng chứng khoa học nào chứng minh có loại thực phẩm có thể giúp chống lại loại virus này.

 

2. “Khoáng chất kỳ diệu”

 

Jordan Sather, một Youtuber có hàng nghìn lượt theo dõi trên các nền tảng xã hội, đã khẳng định rằng một “khoáng chất kỳ diệu” gọi là MMS có thể “quét sạch” virus Corona.

 

Loại khoáng chất này chứa chlorine dioxide (ClO2) – một hợp chất khử trùng.

 

Sather và nhiều người khác đã quảng cáo cho hợp chất này từ trước khi dịch Corona bùng phát. Vào tháng 1, người này đã đăng một bài trên Twitter có nội dung: “Chlorine dioxide (hay MMS) không chỉ là một phương thuốc tiêu diệt ung thư hiệu quả mà nó còn có thể quét sạch cả virus Corona nữa.”

 

Năm ngoái, Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ FDA đã cảnh báo về nguy cơ gây hại cho sức khỏe khi sử dụng MMS. Các cơ quan về sức khỏe cộng đồng ở nhiều quốc gia khác cũng đưa ra cảnh báo tương tự.

 

FDA cho rằng “không có nghiên cứu nào chỉ ra sản phẩm này an toàn hay có hiệu quả trong điều trị bất kỳ căn bệnh nào.” Cơ quan này cảnh báo chúng có thể gây ra cảm giác buồn nôn, ói mửa, tiêu chảy và các triệu chứng mất nước nghiêm trọng.

 

3. Nước rửa tay tự làm tại nhà

 

Đã có rất nhiều báo cáo về vấn đề thiếu dung dịch rửa tay, bởi rửa tay là một phương thức hữu hiệu để ngăn ngừa sự lây lan của virus.

 

Ở Ý, khi có những báo cáo về việc thiếu nước rửa tay, các công thức tự làm dung dịch rửa tay tại nhà cũng bắt đầu được lan truyền trên mạng xã hội.

 

Nhưng những công thức này, vốn được cho là chiêu trò đối với những nhãn hàng nổi tiếng trong nước, là một loại dung dịch tẩy uế dùng để làm sạch bề mặt các vật dụng. Các nhà khoa học cho biết chúng không phù hợp khi sử dụng trên da.

 

Dung dịch rửa tay chứa cồn thường có chất làm mềm da do 60-70% dung dịch là cồn.

 

Giáo sư Sally Bloomfield đến từ London School of Hygiene and Tropical Medicine cho rằng bà không tin có thể tạo ra một sản phẩm diệt khuẩn hiệu quả tại nhà, vì ngay cả vodka cũng chỉ chứa 40% cồn. 

 

Trung tâm phòng ngừa và kiểm soát dịch bệnh Hoa Kỳ US CDC nói rằng hầu hết các chất tẩy uế gia dụng thông thường chỉ hiệu quả khi làm sạch các bề mặt vật dụng, không hề có tác dụng đối với làn da của con người. 

Facebook Twitter Google-plus Instagram